Bên cạnh việc uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để làm giảm tình trạng ho, thở khò khè, có đờm, khó thở ở trẻ nhỏ như sau. Mời bạn đọc hãy cùng Top Đánh Giá tìm hiểu nhé!
Nội dung chính:
1. Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Nên sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% để vệ sinh sạch sẽ mũi họng, giúp loại bỏ dịch nhầy, tiêu diệt vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở và ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ từ đó làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè.
Lưu ý nên lựa chọn nước muối sinh lý đẳng trương, đơn liều, vô khuẩn và không có chứa chất bảo quản.
Hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng các bước cụ thể như sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh mũi: khăn sạch, nước muối sinh lý. Lưu ý: nên chọn nước muối sinh lý đẳng trương, vô trùng và không có chất bảo quản.
-
Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, tay giữ đầu nghiêng sang một bên.
-
Bước 3: Đặt đầu lọ nhỏ gần cửa mũi trẻ, bóp nhẹ ống nước muối 2-3 giọt vào mỗi bên mũi.
-
Bước 4: Lặp lại động tác trên với bên mũi kia.
-
Bước 5: Bế bé ngồi dậy, dùng khăn sạch lau nước mũi chảy ra ngoài mũi trẻ. Với những trẻ lớn, mẹ cho trẻ ngồi dùng bình xịt, xịt nước muối sinh lý vệ sinh mũi, sau đó cho trẻ tự xì mũi và dùng khăn lau sạch.
Fysoline hồng ống đơn liều với thành phần nhẹ dịu, không chất bảo quản nên rất phù hợp để rửa mũi cho bé
2. Giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè bằng cách thay đổi tư thế ngủ của trẻ
Thay đổi tư thế ngủ có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè và giúp trẻ ngủ ngoan hơn.
Cha mẹ nên kê một chiếc gối mỏng ở dưới đầu của trẻ khi ngủ, giúp đường thở thẳng, trẻ dễ thở và giảm khò khè
3. Giữ ấm cho trẻ
Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè, Cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cổ, ngực cũng như tai, mũi họng cho trẻ.
Nếu trẻ được nằm trong phòng điều hòa, cha mẹ nên đặt bình phun nước tạo độ ẩm cho không khí và không nên để trẻ nằm trực tiếp dưới luồng gió của điều hòa.
Nếu bật quạt máy, thì không nên để gió trực tiếp vào mặt trẻ.
4. Cho bé uống nhiều nước giúp giảm tình trạng bé thở khò khè
Đối với bé đủ lớn và đã ăn dặm, ngoài sữa, cha mẹ nên uống thêm nước lọc hoặc nước hoa quả.
Cung cấp đủ nước như vậy sẽ giúp ngăn ngừa mất nước (do đường hô hấp tiết dịch), tăng hoạt động trao chất, làm dịu cổ họng, sạch họng, giúp loãng đờm từ đó giảm bớt tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè.
5. Cho bé bú sữa nhiều hơn
Với trẻ còn đang bú mẹ, mẹ nên cho bé bú tăng cường để làm loãng đờm, tăng dưỡng chất cũng như tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏi bệnh nhanh hơn.
Cho trẻ sơ sinh bị khò khè bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng cho trẻ
6. Massage ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ, hoặc khi trẻ quá khó chịu vì thở khò khè, cha mẹ nên massage vùng ngực, cổ cho trẻ thật nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Hành động này sẽ giúp khí huyết lưu thông, làm ấm đường thở cho trẻ, cũng như giảm bớt khó thở, cải thiện tình trạng khò khè.
7. Một số mẹo dân gian
Ngoài các biện pháp trên, mẹ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên có sẵn tại nhà để giảm bớt tình trạng ho khò khè cho trẻ:
-
Gừng:
Gừng có tính ấm, tan đờm, nên thường được sử dụng trong điều trị viêm họng, viêm đường hô hấp.
Để giảm bớt tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè, chỉ cần rửa sạch, thái nhỏ và luộc tầm 5 phút, lọc lấy nước, đợi nguội rồi cho trẻ uống nước gừng đó. Ngày từ 2-3 lần. Có thể pha thêm đường phèn để dễ uống hơn.
-
Dầu mù tạt:
Mù tạt có tác dụng làm thông đường thở nhanh chóng, giảm cảm giác khó chịu do khó thở, tắc nghẽn củ.
Cách dùng: Mẹ đun ấm dầu mù tạt cùng long nhãn, chà vào lưng, ngực để mát xa nhẹ nhàng cho trẻ.
-
Quả sung:
Dinh dưỡng trong quả sung có tác dụng rất tốt trong điều trị khò khè tại nhà trong dân gian. Sắc nước quả sung uống có thể giảm bớt khó thở, tiêu đờm và cải thiện đường hô hấp.
Sung có thể dùng để trị thở khò khè
Trên đây là một số cách xử lý tại nhà khi trẻ sơ sinh bị khò khè, khó thở. Cha mẹ hay có thể tham khảo và thực hiện để có thể chăm sóc con thật tốt.
Xem chi tiết bài viết ở nguồn: https://fysoline.vn/ho-hap/tre-so-sinh-bi-kho-khe.html