Dù là một loại vật liệu nhẹ, có thời gian thi công nhanh, khả năng chịu lực tốt, chống ẩm mốc tối ưu, thế nhưng, tấm Cemboard vẫn còn tồn đọng một vài nhược điểm. Cùng khám phá những nhược điểm và cách khắc phục qua bài viết sau đây.

1. Cần hoàn thiện bề mặt sau khi lắp đặt

Mặc dù có thời gian thi công nhanh, chỉ khoảng 1 – 2 ngày để hoàn thiện sàn nhà/vách ngăn bằng tấm Cemboard, tuy nhiên, nếu không được ốp gạch hoặc sơn màu, bề mặt này trông sẽ rất thô sơ, màu sắc trắng sữa khá đơn điệu và thiếu thẩm mỹ. Vậy nên, khi sử dụng tấm Cemboard làm sàn/vách ngăn, phần lớn các công trình sau thi công đã dán gạch trên tấm Cemboard để công trình trở nên hiện đại và đẹp hơn.

Bạn có thể tham khảo thông tin về việc lát gạch trên tấm Cemboard biết hiểu hơn về việc dán gạch lên tấm Cemboard mang lại những gì cho công trình nhé!

Tuy gây mất thời gian và phát sinh thêm chi phí mua gạch, thuê thợ, thế nhưng, so với những loại vật liệu khác như gạch, thạch cao cũng cần phải xử lý bề mặt, ốp gạch, phủ sơn, tấm Cemboard vẫn có ưu thế vượt trội. Với khả năng chống thấm đáng kể, độ bền cao và thời gian khô nhanh chóng, tấm Cemboard được xem là lựa chọn tối ưu cho việc xây dựng và thiết kế.

[REVIEW] 5 nhược điểm của tấm Cemboard và cách khắc phục

Khi thi công tấm Cemboard, bạn cần dán gạch trên tấm Cemboard để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình

2. Tính linh hoạt không cao

Không được tháo dỡ linh hoạt và dễ dàng dán lại như những tấm sàn nhựa PVC, tấm Cemboard lại có độ chắc chắn rất cao với các tấm được cố định bằng đinh vít an toàn, khó tháo dỡ.

Vì vậy, khi lắp đặt tấm Cemboard, bạn cần thật sự cẩn trọng, tỉ mỉ, hoàn thành từng công đoạn một, nếu không, khi làm sai, bạn sẽ phải tháo ra lắp lại rất khó khăn, tốn thời gian, chi phí và dễ khiến cho tấm Cemboard bị vỡ góc, nứt mẻ, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng của công trình.

3. Khả năng chịu lực theo phương ngang kém

Tuy có khả năng chịu lực tốt lên tới 1300kg/m2 với tấm Cemboard có độ dày 20mm, nhưng khả năng chịu lực của tấm Cemboard theo phương ngang lại khá kém bởi trong quá trình sản xuất, sợi Cellulose không được phân bố đều, nên khi chịu tác dụng lực theo phương ngang, các sợi này sẽ bị nén lại và dễ dàng bị gãy.

Vì vậy, bạn cần lắp đặt lắp đặt đúng kỹ thuật, bố trí các trụ cột/vách ngăn theo chuẩn kích thước tấm xi măng Cemboard. Đặc biệt, trong trường hợp cần cắt xén, bạn nên sử dụng loại dao bén hoặc dao mũi hợp kim chuyên dụng để cắt tấm có độ dày từ 3.5mm đến 6mm hay với những tấm Cemboard có độ dày lớn hơn, bạn cần sử dụng máy cắt cầm tay để cắt. Nếu không, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng lớn cho công trình, thậm chí có thể làm giảm độ bền và độ chịu lực của tấm.

[REVIEW] 5 nhược điểm của tấm Cemboard và cách khắc phục

Bạn nên chọn kích thước tấm xi măng Cemboard phù hợp với mục đích sử dụng của công trình

4. Nhạy cảm với các dao động của tòa nhà

Do có độ cứng cao, kết cấu đặc chắc nên tấm Cemboard có độ đàn hồi kém, dễ bị ảnh hưởng bởi các dao động của tòa nhà. Vì vậy, khi tấm Cemboard chịu lực dao động của tòa nhà, chúng sẽ truyền lại các lực ấy vào các khung kết cấu và hệ thống cột, gây ra những dao động truyền tiếp, làm cho sàn nhà bị rung, nứt mối nối của vách ngăn hay cong vênh bề mặt sàn.

Vì vậy, để khắc phục nhược điểm trên. đối với các công trình nói chung và đặc biệt với các công trình xây dựng trên nền địa chất yếu nói riêng, bạn cần gia cố nền móng cẩn thận, phân bổ hệ khung sắt chịu lực hợp lý, gia cố chắc chắn các vị trí chịu tải nhiều để đảm bảo độ an toàn của công trình.

Ngoài ra, trong quá trình lắp đặt, bạn nên đặt hai tấm Cemboard cách nhau khoảng từ 2mm đến 5mm để tạo không gian cho sự co giãn của vật liệu khi thời tiết thay đổi, giúp tấm Cemboard không bị biến dạng và đảm bảo tính ổn định của công trình.

Bởi yêu cầu thi công cao nên cách thi công tấm xi măng Thái Lan (cách thi công tấm Cemboard) đặc biệt quan trọng đối với thợ thi công, chủ thầu hay cả chủ công trình nên biết để tránh sai sót khi thi công.

5. Dễ bị nứt cạnh khi thi công bắn vít

Thêm vào đó, những thợ có tay nghề yếu dễ gây nứt cạnh do bị bắn vít mạnh hoặc bị dồn lực ép lớn vào cạnh các tấm Cemboard, đặc biệt với các tấm có độ dày từ 4mm đến 8mm. Điều này dẫn đến tình trạng tấm Cemboard dễ bị nứt vỡ, gây mất thẩm mỹ, tốn kém chi phí mua vật liệu bổ sung.

Để có thể khắc phục tình trạng trên, khi thi công lắp đặt tấm Cemboard, bạn cần đảm bảo độ sâu vít phải phù hợp với độ dày của tấm Cemboard, không nên dùng quá nhiều lực ép khi bắn vít và sử dụng công nghệ bắt vít thông minh giúp việc bắn vít đúng cách cũng như tránh tình trạng tấm Cemboard bị hư hỏng.

[REVIEW] 5 nhược điểm của tấm Cemboard và cách khắc phục

Bạn cần đảm bảo độ sâu vít phải phù hợp với độ dày của tấm Cemboard, không nên dùng quá nhiều lực ép khi bắn vít

Nhìn chung, bất kỳ sản phẩm nào cũng đều có những ưu – nhược điểm riêng, tấm Cemboard cũng không ngoại lệ. Nhưng, những hạn chế mà tấm Cemboard gây ra đều có thể dễ dàng sửa chữa, khắc phục nên Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Ngoài những ưu điểm nổi trội mà tấm Cemboard đem lại cho người dùng về độ bền, khả năng chống nước và cách âm, chúng vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ về khả năng chịu lực theo phương ngang, độ nhạy cảm với dao động công trình… Tuy nhiên, những nhược điểm này không quá ảnh hưởng đến kết cấu công trình và có thể dễ dàng khắc phục. Vì vậy, tấm Cemboard vẫn là một lựa chọn đáng để bạn đầu tư.

Đặt tiêu chí “Sản Phẩm Tốt, Dịch Vụ Tốt”, DHomeBuild luôn không ngừng nỗ lực và nâng tầm chất lượng dịch vụ và sản phẩm, mang đến cho khách hàng Việt Nam những vật liệu nội ngoại thất thế hệ mới, chất lượng nhất.

DHomeBuild tự hào là nhà phân phối sỉ và lẻ tấm Cemboard, tấm thạch cao hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ:

Thông tin liên hệ tư vấn:

  • Số điện thoại: 0856 7499 88
  • Gmail: dhomebuild.contact@gmail.com
  • Website: https://dhomebuild.com/
Bài viết liên quan