Máy chủ ảo có thể xem như là một trong những giải pháp hỗ trợ tuyệt vời nhất khi người dùng muốn đánh giá một chương trình ứng dụng hay phần mềm mới thiết lập. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng theo dõi cách tạo máy chủ ảo trên Win 11 trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính:
Bước 1: Kích hoạt Hyper-V Manager trên Win 11
-
Người dùng mở máy tính/laptop sử dụng hệ điều hành Windows version 11, nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để cho khởi chạy hộp thoại Run (phím windows là phím có biểu tượng hình cửa sổ).
Chạy hộp thoại Run và nhấn lệnh mở cửa sổ Windows Features
-
Gõ dòng ký tự “optionalfeatures.exe” vào mục “Open” và nhấn [OK] hoặc gõ phím Enter.
-
Lúc này, Windows 11 sẽ mở giao diện cửa sổ Windows Features cho phép người dùng bật/tắt các tùy chọn của hệ thống. Bạn cần tìm đến mục “Hyper-V” rồi tích vào các ô bên trong nó và nhấn [OK].
-
Nhấn [Restart now] cho máy khởi động lại và hoàn tất quá trình kích hoạt Hyper-V Manager để có thể tạo máy chủ ảo VPS.
Lưu ý: Hyper-V thường chỉ tích hợp sẵn trên windows 11 các phiên bản Pro, Education hoặc Enterprise. Với phiên bản windows 11 Home thì có thể không có sẵn trong tính năng tùy chọn. Khi đó, bạn có thể cài Hyper-V theo cách sau:
-
Mở Notepad trên máy tính lên, dán vào text nội dung sau: “pushd “%~dp0″ dir /b %SystemRoot%\servicing\Packages\*Hyper-V*.mum >hv.txt for /f %%i in (‘findstr /i . hv.txt 2^>nul’) do dism /online /norestart /add-package:”%SystemRoot%\servicing\Packages\%%i” del hv.txt Dism /online /enable-feature /featurename:Microsoft-Hyper-V -All /LimitAccess /ALL pause”, rồi lưu file với tên Enable Hyper-V.bat hoặc bất kỳ tên nào muốn nhưng phải giữ đuôi .bat.
-
Trỏ chuột vào tệp, kích chuột phải chọn [Run as administrator] để máy cài đặt chương trình.
-
Đợi máy chạy xong, bạn cho restart lại máy là được.
Bước 2: Đặt tên và chọn vị trí cho máy ảo
-
Khi quá trình kích hoạt Hyper-V Manager hoàn tất, người dùng nhấn phím có biểu tượng cửa sổ (Windows) trên bàn phím rồi gõ “Hyper-V”.
-
Hệ thống sẽ hiển thị danh sách kết quả theo từ khóa tìm kiếm, người dùng kích chọn mở ứng dụng [Hyper-V Manager].
Chọn app “Hyper-V Manager]
-
Đưa chuột về thanh menu bên trái giao diện, trỏ chuột đến tên máy tính/laptop, kích chuột phải và chọn mục [New] rồi nhấn vào dòng [Virtual Machine] ở thanh lựa chọn xổ ra.
-
Hệ thống sẽ hiển thị cửa sổ “Before You Begin” chứa các nội dung hướng dẫn cho người dùng. Lúc này, bạn kích chuột vào nút [Next] để tiếp tục thao tác.
-
Hộp thoại xuất hiện, người dùng cần điền các thông tin vào mục Specify Name and Location để đặt tên cho ổ đĩa ảo, một số ví dụ về tên như: Shan New Machine, Saint Laurent Machine,….
-
Người dùng tích chuột xác nhận vào mục “Store the virtual machine in a different location” rồi nhấn vào mục “Browse” để tiến hành chọn vị trí lưu máy ảo.
-
Sau khi chọn được vị trí phù hợp thì chọn [Next] để hoàn tất thao tác đặt tên và chọn vị trí.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách tạo máy chủ ảo VPS cho máy tính Win10 cực đơn giản.
Bước 3: Lựa chọn thế hệ máy ảo
-
Hệ thống sẽ hiển thị hộp thoại yêu cầu bạn chọn một trong 2 thế hệ máy ảo ở cửa sổ “Specify Generation”.
-
Chọn “Generation 1” cho máy tính sử dụng Win 11 32bit
-
Chọn “Generation 2” cho máy tính sử dụng Win 11 64 bit
-
Khi chọn xong thế hệ máy ảo phù hợp với hệ điều hành windows, người dùng nhấn [Next] để chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 4: Gán bộ nhớ cho máy ảo
-
Để sử dụng máy ảo, bạn cần dành tối thiểu 2048MB thì hệ điều hành mới đảm bảo khả năng vận hành ổn định, trơn tru.
Gán bộ nhớ tối thiểu 2048M cho máy chủ ảo
-
Trong trường hợp sử dụng laptop với Ram 4G, bạn có thể dành ít dung lượng bộ nhớ hơn cho máy ảo nhưng phải chú ý tích vào mục “Use Dynamic Memory for this virtual machine”. Đây là chế độ thiết lập cho pháp máy chủ ảo sử dụng nhiều dung lượng bộ nhớ hơn trong trường hợp cần thiết.
-
Xong thao tác này thì nhấn [Next].
-
Thực hiện việc cấu hình mạng cho máy chủ ảo bằng cách chọn [Default Switch] ở mục menu nằm bên cạnh Connection.
-
Khi đã chọn xong thì tích vào mục [Next] để tiếp tục các thao tác khác.
Bước 5: Kết nối một đĩa cứng ảo
-
Người dùng cần phải chọn một trong 3 đĩa cứng ảo để kết nối. Có ba lựa chọn ở đây, đó là:
Create a Virtual hard disk from scratch: Tạo ổ cứng ảo mới
Use an existing virtual hard disk: Sử dụng một ổ cứng ảo đã có sẵn
Attach a virtual hard disk later: Đính kèm ổ cứng ảo sau
Chọn kết nối một đĩa cứng ảo
-
Chọn Create a virtual hard disk from scratch, nhập thông tin kích thước bộ nhớ cần dùng ổ cứng ảo:
Nhập 16G cho máy sử dụng hệ điều hành windows phiên bản 32 bit
Nhập 32G cho máy sử dụng hệ điều hành windows phiên bản 64 bit
-
Sau khi phân bổ xong dung lượng, nhấn [Next].
-
Tại cửa sổ “Installation Options] đang hiển thị, nhấn vào chọn [HĐH] để cài đặt sau hoặc chọn tải lên tệp iso cho phép cài đặt HĐH trực tiếp.
-
Khi chọn xong thì nhấn vào mục [Next].
Bước 6: Hoàn tất quá trình tạo máy ảo trên Windows 11
-
Kích chuột trái vào ô Finish để hoàn tất quá trình tạo máy chủ ảo vps trên máy tính/laptop sử dụng windows 11.
-
Lúc này, người dùng đã có thể sử dụng máy chủ ảo thông qua Hyper-Manager.
Ngoài việc lựa chọn thiết lập máy chủ ảo VPS, người dùng còn có thể cân nhắc điện toán đám mây VNPT bởi đây hiện đang là một trong những giải pháp hỗ trợ lý tưởng cho người dùng khi cần sử dụng thêm bộ xử lý và bộ nhớ.
>>> Xem thêm: Điện toán đám mây là gì? Tìm hiểu 4 ứng dụng và những lợi ích vượt trội của điện toán đám mây.
Với những chia sẻ chi tiết trong bài, hẳn rằng bạn đọc đã nắm được cách tạo máy chủ ảo trên Win 11. Vậy còn chờ gì mà chưa thử thao tác ngay để cùng trải nghiệm những tính năng tuyệt vời mà máy chủ ảo có thể mang lại? Chúc bạn thành công!