Hub là gì? Sự khác nhau giữa Switch và Hub như thế nào?

Công Nghệ

Thiết bị mạng Hub và Switch được các doanh nghiệp, công ty, văn phòng, hộ gia đình sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên vẫn có không ít người nhầm lẫn giữa hai thiết bị này về chức năng, cơ chế hoạt động và ứng dụng. Vậy, Hub là gì? Switch là gì? Sự khác nhau giữa hai thiết bị này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Hub là gì? 

Hub là một thiết bị mạng có nhiệm vụ kết nối các máy tính hoặc các thiết bị khác trong cùng một mạng LAN, đóng vai trò như một trung tâm kết nối.

Hub là gì? Sự khác nhau giữa Switch và Hub như thế nào?

Thiết bị mạng Hub

Cơ chế hoạt động của Hub như sau: Gói dữ liệu sẽ được truyền đến một cổng, sau đó nhờ Hub tạo ra nhiều bản sao và chuyển tiếp chúng đến các cổng khác cho đến khi dữ liệu được truyền đến tất cả các thiết bị.

Đặc điểm của Hub

  • Thực hiện chức năng như một băng thông chia sẻ và phát trực tuyến.

  • Các thiết bị Hub hoạt động trên lớp vật lý của mô hình OSI , đồng thời cung cấp hỗ trợ phát trực tuyến bán song công (half-duplex).

  • Trong quá trình hoạt động, các xung đột có thể phát sinh khi thiết lập lên đường truyền. Đặc biệt là trong Hub, khi mà đồng thời nhiều máy tính gửi dữ liệu đến các cổng cao tương ứng đến các thiết bị khác nhau.

Ưu và nhược điểm của Hub

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò hữu ích của Hub trong đời sống. Tuy nhiên, dù là sản phẩm nào thì vẫn luôn tồn tại ưu nhược điểm và Hub cũng vậy.

Ưu điểm của Hub

  • Hỗ trợ đa dạng các loại phương tiện mạng khác nhau.

  • Lắp đặt và sử dụng Hub không tốn quá nhiều chi phí, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi đối tượng sử dụng.

  • Sử dụng một trung tâm nên không làm ảnh hưởng đến hiệu suất của mạng.

  • Giúp mở rộng khoảng cách của mạng.

Hub là gì? Sự khác nhau giữa Switch và Hub như thế nào?

Hub mang rất nhiều ưu điểm nổi bật

Nhược điểm của Hub

  • Các thiết bị trong hệ thống Hub không thể chọn đường dẫn tốt nhất.

  • Không có cơ chế phát hiện va chạm hay giảm lưu lượng.

  • Không thể lọc thông tin mà chỉ có thể truyền các gói dữ liệu trên tất cả phân đoạn được kết nối.

  • Không có khả năng kết nối các thiết bị mạng khác nhau như vòng, mã thông báo, ethernet,…

Lợi ích của việc sử dụng Hub

Thiết bị Hub không chỉ giúp người dùng kết nối với các máy tính, cùng các thiết bị khác mà còn mang nhiều lợi ích như nâng cao tốc độ dẫn truyền,  phát hiện và ngăn chặn kịp thời các lỗi.

Tốc độ dẫn truyền nhanh

Thiết bị được trang bị Dual Speed – Đây là một cổng Switch ở bên trong, hoạt động trên các phân đoạn 10M/bit và 100M/bit. Khi có thiết bị kết nối với các phân đoạn này thì các cổng sẽ hoạt động và tín hiệu được truyền với tốc độ cao hơn.

Hub là gì? Sự khác nhau giữa Switch và Hub như thế nào?

Nâng cao tốc độ dẫn truyền dữ liệu

Phát hiện và ngăn chặn lỗi

Hub có thể phát hiện các lỗi, xung đột lớn, va chạm gián đoạn xảy ra giữa các cổng hoặc thiết bị. Khi phát hiện lỗi, hệ thống ngay lập tức ngắn dòng tín hiệu và cô lập thiết bị bị hư hỏng.

Phân biệt Hub và Switch

Trước tiên để đi vào so sánh và phân biệt Hub và Switch, bạn cần hiểu Switch là gìSwitch là một thiết bị mạng giúp kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao. Theo đó, các máy tính sẽ được kết nối về đây. Có thể ví Switch là cảnh sát giao thông giám sát và điều khiển mạng lưới kết nối của mạng cục bộ đơn giản.

Hub là gì? Sự khác nhau giữa Switch và Hub như thế nào?

Sự khác biệt giữa Hub và Switch

>> Có thể bạn quan tâm: Nếu có nhu cầu mua Switch chất lượng cao, chính hãng, giá tốt nhất thị trường thì hãy truy cập website của DATECH. 

Switch trong mạng LAN dựa trên Ethernet, thực hiện nhiệm vụ đọc các gói dữ liệu TCP/IP chứa thông tin đích khi chúng truyền vào một hoặc nhiều cổng đầu vào. Nhiều người thắc mắc TCP/IP là gì? – Đây là giao thức điều khiển truyền nhận/giao thức liên mạng dùng để truyền tải, kết nối những thiết bị trong mạng Internet.

Bảng phân biệt Hub và Switch

Hub

Switch

Dữ liệu vào sẽ lập tức phát tán ra cổng còn lại mà không qua kiểm tra.

Dữ liệu vào Switch thì sẽ được kiểm tra dữ liệu.

Hub hoạt động ở chế độ Half Duplex (tại một thời điểm Hub chỉ truyền hoặc nhận hay gọi là 1 chiều).

Switch hoạt động ở chế độ Full Duplex (cùng một lúc vừa truyền vừa nhận hay còn gọi là  2 chiều).

Hoạt động ở lớp vật lý (Physical Layer).

Hoạt động ở lớp liên kết dữ liệu (Link Layer).

Có thể liên kết thông qua 1 Hub ở trung tâm.

Có thể kết nối nhiều hệ thống, quản lý các Port và cấu hình VLAN.

Không có cơ chế lọc dữ liệu.

Có thể lọc dữ liệu

Dữ liệu được truyền dạng bit, tín hiệu điện.

Dữ liệu được truyền dưới dạng Frame hoặc gói Packet.

Thiết bị thụ động.

Thiết bị chủ động.

Chế độ bán song công.

Chế độ bán song công hoặc song công toàn phần.

Tốc độ truyền 10Mbps

Tốc độ truyền 10Mbps đến 1Gbps.

Hub là thiết bị mạng giúp kết nối nhiều PC với một mạng duy nhất.

Switch kết nối nhiều thiết bị với nhau trên một mạng máy tính

Những câu hỏi thường gặp về Hub

Câu hỏi 1: Hub là gì?

Trả lời: Hub là một thiết bị mạng dùng để kết nối nhiều máy tính hoặc thiết bị trong cùng một mạng nội bộ (LAN). Hub hoạt động theo cơ chế nhận tín hiệu từ một cổng và phát lại đến tất cả các cổng khác mà không phân biệt địa chỉ đích.

Câu hỏi 2: Hub có mấy loại phổ biến?

Trả lời: Hub có ba loại chính:

  • Passive Hub (Hub thụ động): Chỉ nhận và truyền tín hiệu mà không khuếch đại.
  • Active Hub (Hub chủ động): Khuếch đại tín hiệu trước khi truyền đi.
  • Intelligent Hub (Hub thông minh): Có khả năng quản lý mạng và giám sát lưu lượng dữ liệu.

Câu hỏi 3: Sự khác biệt giữa Hub và Switch là gì?

Trả lời: Hub truyền dữ liệu đến tất cả các thiết bị trong mạng, còn Switch chỉ gửi dữ liệu đến thiết bị đích dựa trên địa chỉ MAC. Điều này giúp Switch hoạt động hiệu quả hơn, giảm xung đột mạng so với Hub.

Câu hỏi 4: Khi nào nên sử dụng Hub?

Trả lời: Hub thích hợp cho các mạng nhỏ, chi phí thấp và không yêu cầu hiệu suất cao. Tuy nhiên, nếu cần tối ưu hóa băng thông và giảm tắc nghẽn, nên sử dụng Switch thay vì Hub.

Câu hỏi 5: Hub có nhược điểm gì?

Trả lời: Nhược điểm của Hub là không thể phân biệt địa chỉ đích, dẫn đến lãng phí băng thông, dễ gây xung đột dữ liệu và giảm hiệu suất khi có nhiều thiết bị kết nối.

Kết luận

Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về thiết bị Hub, biết cách phân biệt Hub và Switch để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bạn cũng có thể liên hệ đến hotline của DATECH để mua hàng hoặc được chuyên viên tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về Hub và Switch một cách tận tình.

Bài viết liên quan