Vệ sinh rốn sau khi rụng cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách để ngăn ngừa viêm nhiễm? Bài viết ngay sau đây sẽ có những thông tin hữu ích về cách chăm sóc cuống rốn của trẻ sơ sinh này mà mẹ tuyệt đối không nên bỏ quả.
Nội dung chính:
Các bước vệ sinh rốn sau khi rụng cho trẻ
Rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng cần được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Nguyên nhân là do cuống rốn trong thời điểm này tương tự như một vết thương hở nên rất dễ bị nhiễm trùng khi bị vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tấn công.
Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng
Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nên vệ sinh rốn sau khi rụng cho trẻ mỗi ngày. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện công việc này là sau khi bé vừa tắm xong hoặc khi mẹ thay tã, bỉm mới cho bé.
Để bảo vệ cuống rốn nhạy cảm của bé, mẹ cần thao tác vệ sinh rốn sau khi rụng cho con như sau:
-
Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn.
-
Dùng bông gòn thấm cồn 70 độ hoặc nước muối sinh lý 0.9% để lau vị trí rốn rụng và vùng da xung quanh rốn trong bán kính khoảng 5cm.
-
Chú ý lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài và thay bông gòn thường xuyên cho đến khi rốn của con hoàn toàn sạch sẽ.
Sau khi vệ sinh vùng rốn cho bé, mẹ cần mặc bỉm cho con đúng cách, tránh thao tác cẩu thả khiến con bị đau hoặc gây nhiễm trùng.
Mẹ nên vệ sinh rốn cho bé sơ sinh mỗi ngày 1 lần
Một số lưu ý trong cách chăm sóc rốn sau khi rụng cho trẻ sơ sinh
Khi rốn của trẻ sơ sinh rụng, để nhanh lành vết thương và hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Đảm bảo cuống rốn luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách không để rốn bé dính nước khi tắm hoặc các chất bẩn khác. Rốn bé khi ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.
-
Tuyệt đối không dùng sữa tắm, kem dưỡng, đắp thuốc lá hay bất kỳ chất tẩy rửa nào khác tiếp xúc với vùng rốn bé sơ sinh.
-
Để cuống rốn của bé tiếp xúc nhiều hơn với không khí.
-
Thận trọng hơn khi thay tã cho trẻ sơ sinh vừa rụng rốn. Trước khi mặc tã cho con, mẹ nên vò vò nhàu tã đồng thời kéo rộng phần eo tã. Việc làm này vừa giúp bé cảm thấy thoải mái hơn vừa hạn chế sự tiếp xúc, ma sát của phần rốn của con với tã.
-
Để gốc rốn rụng tự nhiên và mẹ tuyệt đối không dùng tay để kéo rốn con rụng ra nhanh hơn.
-
Mẹ nên lựa chọn loại quần áo và bỉm tã thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt nhất cho con. Tuyệt đối không để bé mặc bodysuit hoặc quần áo quá chật gây tổn thương tới vùng rốn. Với tã lót và tã dán, mẹ cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm chất lượng, có thiết kế thân thiện với làn da và cuống rốn của bé.
-
Đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu như: Rốn chảy dịch kèm mùi hôi tay, bị sưng tấy, chảy máu liên tục hoặc bị lồi lên kèm theo tình trạng tiêu chảy, nôn trớ, quấy khóc.
Cần thận trọng hơn khi thay tã cho trẻ sơ sinh vừa rụng rốn
Có thể thấy việc vệ sinh rốn sau khi rụng cho trẻ sơ sinh không quá phức tạp. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng được đề cập trong bài viết trên để giúp rốn bé nhanh khô và lành vết thương, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.