Căn bếp là khu vực sinh hoạt quan trọng chỉ sau phòng khách. Vì vậy, để đảm bảo được tính khoa học và tiện nghi nhất, bạn cần nắm được những nguyên lý thiết kế nhà bếp dưới đây. Chắc chắn, đây là những chia sẻ hữu ích giúp bạn giải quyết nhanh chóng các vấn đề khi thiết kế nhà bếp khi chưa biết bắt đầu từ đâu.
Nội dung chính:
Nguyên tắc vàng khi thiết kế tủ bếp chính, phụ kiện
Bạn nên lựa chọn và bố trí tủ bếp sao cho thật hợp lý và tối ưu công năng sử dụng nhất. Việc lạm dụng quá nhiều sẽ tạo cảm giác chật chội mà vẫn không giải quyết được nhu cầu lưu trữ đồ đạc của gia đình.
Căn bếp có sự bố trí tủ bếp và hệ thống phụ kiện vừa đủ, hài hòa
Theo đó, một số thiết bị bếp cơ bản cần sử dụng như: chậu vòi rửa bát, tủ lạnh, bếp nấu, lò nướng, lò vi sóng. Theo đó, tủ lạnh, bếp nấu, chậu rửa được đặt ở vị trí gần nhau để tạo sự thuận tiện sinh hoạt.
Một số phụ kiện bao gồm: Giá treo thìa đũa, xoong chảo, giá để bát đĩa, giá dao thớt sẽ được bố trí ở những nơi phù hợp với nhu cầu sử dụng. Theo đó, giá treo thìa đũa, bát đĩa sẽ được bố trí phía trên chậu rửa. Giá dao thớt được sắp xếp gần khu vực sơ chế đồ sống.
Nguyên tắc vàng khi chọn vị trí đặt tủ bếp
Kiểu tủ bếp chữ L bằng gỗ sồi Mỹ đặt hướng vuông góc với cửa nhà
Trong quá trình tìm vị trí đặt tủ bếp, bạn cần chú ý chọn hướng tủ bếp cùng hoặc vuông góc với cửa nhà, lưng bếp hướng về phía cửa để đảm bảo yếu tố phong thủy.
Nếu bếp không thể thay đổi hướng, bạn có thể dùng rèm cửa, vách ngăn để ngăn chặn các nguồn khí xấu từ cửa đi vào bếp nấu.
Nguyên tắc vàng khi thiết kế tủ bếp – chất liệu tủ bếp
Chất liệu tủ quyết định đến độ bền và tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian bếp
Chất liệu tủ bếp đóng vai trò quan trọng giúp tăng sự bền bỉ và tính thẩm mỹ cho không gian. Ngày nay, người ta thường lựa chọn chất liệu gỗ công nghiệp MDF lõi chống ẩm hay gỗ MFC phủ melamine cho phần tủ bếp. Ngoài ra, nếu gia đình có điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn chất liệu gỗ tự nhiên như: gỗ óc chó, gỗ căm xe cho tủ bếp. Thường thì chất liệu gỗ tự nhiên sẽ có độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn hẳn các loại gỗ công nghiệp.
Đảm bảo an toàn cho bếp
Những đồ dùng dễ bắt lửa như khăn lau bát, rèm cửa cần để cách xa bếp, thảm phải là loại chống trơn trượt. Hoặc nếu nhà có trẻ con, hãy sử dụng ngăn kéo có khóa để chứa dao kéo, thớt, nước tẩy rửa. Bên cạnh đó, lò nướng cũng cần được bố trí ở độ cao hợp lý để tránh xảy ra tình trạng bỏng.
Kích thước tủ bếp
Kích thước tủ bếp cần được tính toán sao cho phù hợp nhất với diện tích và không gian
Kích thước tủ bếp cần có sự hài hòa và cân đối với tổng diện tích bếp. Ngoài ra, tủ bếp phù hợp sẽ giúp cho việc thi công, lắp đặt được diễn ra nhanh chóng hơn.
Tủ bếp tiêu chuẩn cần được thiết kế với các thông số sau:
-
Tổng chiều cao tủ bếp (gồm phào trang trí); 2,2m – 2.25m
-
Chiều cao tủ bếp trên: 0.8m, sâu 0.35m
-
Chiều cao tủ bếp dưới: 0.81m đến 0.86m, sâu 0.55m – 0.60m.
-
Khoảng cách bàn đá tủ bếp dưới tới mặt đáy tủ bếp khoảng 0.60m đến 0.65m.
Nguyên tắc vàng khi thiết kế tủ bếp – màu sắc tủ bếp
Lựa chọn màu tủ bếp tương phản với màu sơn tường sẽ tạo nét ẩn tượng, thu hút cho không gian
Khi chọn màu tủ bếp, hãy chú ý đến sự hài hòa và thống nhất với phong cách thiết kế chủ đạo. Theo đó, nếu màu tủ bếp tương phản với màu tường sẽ tạo sự ấn tượng cho không gian. Nếu bếp nhỏ, hãy ưu tiên chọn màu tươi sáng cùng tông màu với sơn tường và trần để tạo hiệu ứng mở rộng không gian.
Lối di chuyển trong quá trình làm việc trong nhà bếp
Nguyên tắc tam giác vàng khi thiết kế lối di chuyển sinh hoạt trong nhà bếp
Nguyên tắc vàng khi thiết kế lối di chuyển trong nhà bếp đó là tủ lạnh, bếp nấu và bồn rửa bát. Khi nối những điểm này sẽ tạo thành hình tam giác vuông. Việc thiết kế như vậy sẽ tạo thuận tiện khi thao tác nấu nướng.
Nguyên tắc bố trí bàn ăn trong nhà bếp
Bàn ăn luôn được đặt ở vị trí trung tâm phòng bếp
Bàn ăn luôn được đặt ở vị trí trung tâm phòng bếp để đảm bảo thuận tiện sinh hoạt, di chuyển cũng như đảm bảo yếu tố phong thủy. Hãy chọn kích thước bàn ăn và số ghế ngồi phù hợp với thành viên trong gia đình và diện tích bếp. Chất liệu bền bỉ, chắc chắn cũng là yếu tố cần chú ý. Không đặt bàn ăn đối diện cửa ra vào, khu vực thờ cúng và cửa ra vào.
Vị trí đặt bồn rửa bát
Nếu bếp chỉ có 1 bồn rửa, hãy đặt liền kề hoặc nối thẳng đến khu vực đặt bếp nấu và tủ lạnh. Theo đó kích thước tối thiểu để đặt bồn rửa là 90cm * 65cm * 20cm. Điều chỉnh tăng lên sâu 45cm, rộng 20cm từ sàn nhà, cách điện cho ống tiếp xúc cần được cung cấp.
Cách bố trí khu vực sơ chế trong phòng bếp
Khu vực sơ chế được đặt tại vị trí thuận tiện nhất cho quá trình nấu nướng
Khu vực sơ chế trong phòng bếp cần được bố trí ở nguồn nước sạch và ổn định nhất. Khu vực này cần đảm bảo gần bồn rửa, tủ lạnh, giá kê thớt, chậu rửa, thùng rác,…
Khu vực đặt bếp nấu
Khi thiết kế khu vực đặt bếp nấu, nên để trống phần không gian 2 bên cạnh bếp, tối đa là 30cm và 38cm. Lưu ý:
-
2 phần mặt trống phải có chiều cao bằng ô đặt bếp. Nếu bếp có dạng đảo hoặc bán đảo nên để khoảng trống đằng sau mặt bếp là 25cm.
-
Thiết kế khu vực xung quanh bếp không giống nhau khi áp dụng tại các vùng miền khác nhau.
-
Chiều cao tối đa của khu vực đặt bếp nấu là 86cm, cần có độ sâu phù hợp ở khu vực dưới bếp nấu để người sử dụng thoải mái nhất khi dùng.
Không gian phía trên bếp nấu
Khoảng cách từ mặt bếp nấu lên máy hút mùi, bề mặt tường trần là 60cm để đảm bảo an toàn tối đa. Ngoài ra, khoảng trống phía trên mặt bếp nấu tối thiểu là 75cm để hạn chế bắt lửa trong khi nấu. Lò vi sóng được lắp đặt và thiết kế theo thông số riêng.
Nguyên tắc thiết kế hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió, hút mùi cách mặt bếp khoảng 1m
Hệ thống thông gió hút mùi thường bao gồm; quạt hút gió thải – cấp gió tươi, chụp hút mùi, hệ thống đường ống cho gió tươi, phụ kiện đường ống gió (van 1 chiều, van chặn lửa). Hệ thống hút mùi cần được bố trí cách bếp nấu khoảng 1,1m – 1,2m.
Nguyên tắc khi đặt lò vi sóng
Vị trí lý tưởng để đặt lò vi sóng là thấp hơn vai người dùng 7cm và không cao hơn 140cm so với sàn nhà. Nếu gia chủ muốn đặt lò vi sóng ở phía dưới, gần sàn nhà nên nên cách sàn ít nhất 38cm.
Nguyên tắc chọn vị trí đặt lò nướng
Khoảng trống 2 bên lò nướng nên đạt tối thiểu là 38cm nhưng không quá 120cm.
Tủ đựng đồ
Tổng kích thước mặt tiền của tủ đựng đồ cần đảm bảo theo các nguyên tắc sau:
-
Đối với bếp nhỏ là 3550cm
-
Đối với bếp có diện tích trung bình là 4300cm
-
Đối với bếp có diện tích lớn là 5100cm
Mặt tiền kệ và ngăn kéo tủ bếp được xác định bằng công thức:
Mặt tiền của tủ/ kệ = Chiều rộng tủ (cm) x số lượng giá/ tủ x chiều sâu của tủ (feet)
Tổng kích thước mặt tiền và kích thước phân cho các kệ cần có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu thay đổi 1 chút là có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của các ô tủ khác. Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi, hãy tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư.
Bảng ổ điện
Trong quá trình thiết kế bảng ổ điện cho phòng bếp, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:
-
Bố trí ổ cắm phía sau tủ lạnh, lò vi sóng khi 2 thiết bị này được sắp xếp gần nhau.
-
Những thiết bị điện sử dụng liên tục cần tối thiểu 5 ổ cắm.
-
Bếp điện nên dùng ổ điện hoặc đường nối dây điện riêng.
-
Ổ cắm điện cần cách bếp nấu ít nhất 50cm và cách mặt sàn ít nhất 130cm.
Nguyên tắc chọn tủ lạnh phù hợp với gian bếp
Tủ lạnh là nơi lưu trữ thực phẩm của cả gia đình, đồng thời cũng là món đồ nội thất mang tới tính thẩm mỹ cho gia chủ. Vì vậy, bạn cần lựa chọn những loại tủ có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Theo đó, với những gia đình có đông thành viên thì cần lựa chọn tủ lạnh nhiều cánh, tủ side by side để có nhiều không gian lưu trữ hơn. Bên cạnh đó, kích thước tủ lạnh cũng cần tương xứng với diện tích bếp. Nếu bếp nhỏ nhưng lại chọn tủ lạnh kích thước lớn sẽ tạo cảm giác cồng kềnh, chật chội
Mẫu tủ lạnh Panasonic Inverter NR-BV280WKVN mang đến sự sang trọng, hiện đại cho căn bếp của bạn
Ngoài ra, thiết kế bên ngoài của tủ lạnh cũng cần được lựa chọn sao cho đem đến tính thẩm mỹ và sang trọng nhất cho không gian. Gợi ý cho bạn đó là những dòng tủ lạnh Panasonic khá được khách hàng ưa chuộng hiện nay bởi chúng có sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, thiết kế mặt phẳng, slim fit, vỏ ngoài được làm từ thép không gỉ và sơn tĩnh điện mang tới cho không gian sự sang trọng, tinh tế.
Với sự đa dạng trong các dòng sản phẩm, từ loại tủ lạnh Panasonic 2 cánh, 3 cánh cho đến nhiều cánh sẽ tạo điều kiện cho khách hàng thỏa thích lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với gia đình.
Hệ thống đèn chiếu sáng
Ánh sáng được phân bổ đồng đều cho từng khu vực phòng bếp
Yếu tố ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế bất kỳ không gian nào. Và phòng bếp cũng không ngoại lệ. Một căn bếp được phân bổ ánh sáng đồng đều sẽ giúp cho không gian trở nên có sức sống hơn, việc sinh hoạt cũng trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể lắp đặt hệ đèn trần thả ở khu vực bàn ăn hoặc đèn âm tường ở bếp nấu.
Trên đây là các nguyên lý thiết kế nhà bếp mà Kitchen Insight muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích.