Lạm phát bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều loại lạm phát nhưng tình trạng lạm phát do chi phí đẩy là tình trạng tiêu cực, đáng quan tâm nhất. Tìm hiểu lạm phát do chi phí đẩy là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp bạn hiểu thị trường dễ dàng, nhanh chóng hơn. Bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua thông tin về loại lạm phát này. Hãy cùng Top Đánh Giá tìm hiểu nhé!.
Nội dung chính:
Lạm phát do chi phí đẩy là gì?
Lạm phát do chi phí đẩy trong tiếng Anh là cost-push inflation. Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi một số các chi phí bất ngờ đồng loạt tăng lên trong nền kinh tế.
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi một số các chi phí bất ngờ đồng loạt tăng
Trong sự phát triển kinh tế, cú sốc thay đổi chi phí này sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang bên trái và lên trên. Lúc này, mọi biến số của kinh tế vĩ mô đều thay đổi theo hướng bất lợi: thất nghiệp, lạm phát tăng, sản lượng giảm. Vì thế, loại lạm phát này còn được gọi làm lạm phát đi kèm suy thoái.
Nguyên nhân gây ra lạm phát chi phí đẩy
Hiểu được cơ bản lạm phát do chi phí đẩy là gì bạn cần tìm hiểu thêm về nguyên nhân gâ ra nó. Như đã nói trên, lạm phát do chi phí đẩy là do chi phí đột ngột tăng cao trong sự phát triển kinh tế. Các chi phí đó thường là: thuế gián thu, tiền lương, giá các nguyên liệu nhập khẩu.
Thuế gián thu gây ra lạm phát chi phí đẩy
Chính phủ tăng các loại thuế sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sản xuất. Thuế gián thu đóng vai trò quan trọng vì chúng tác động lớn đến giá hàng hóa một cách trực tiếp.
Ở các nước phát triển thì tỉ lệ thuế trực thu cao, còn ở các nước đang phát triển thì thuế gián thu chiếm tỉ trọng cao trong nguồn thu thuế. Thế nên ở nước đang phát triển thì thay đổi thuế gián thu sẽ tác động mạnh tới lạm phát hơn.
Lạm phát chi phí đẩy do tiền lương
Khi tiền lương bị đẩy lên cao, các doanh nghiệp sẽ dùng nhiều cách khác nhau để triển khai và thực hiện tăng giá. Vì thế là lạm phát xuất hiện. Tiền lương và giá cả sẽ tiếp tục đi lên, diễn biến nghiêm trọng hơn dẫn đến lạm phát do chính phủ sẽ mở rộng tiền tiền để tìm cách tránh suy thoái.
Tiền lương bị đẩy lên cao dẫn đến lạm phát
Giá của nguyên liệu nhập khẩu gây ra lạm phát
Giá của nguyên liệu nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tới những nền kinh tế có nhập khẩu nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,… mà nền công nghiệp của nước đó chưa sản xuất được. Ảnh hưởng này có thể đến từ tỉ giá hối đoái thay đổi hoặc giá quốc tế biến động. Sự thay đổi giá này ảnh hưởng lớn và có thể dẫn đến tình trạng lạm phát trong nước.
Nếu giá các nguyên liệu tăng cao hoặc đồng tiền trong nước giảm giá thì chi phí sản xuất sẽ tăng nhanh. Từ đó, lạm phát sẽ bùng nổ.
Các yếu tố này có thể tác động riêng lẻ hoặc có thể tác động đồng thời làm lạm phát tăng trưởng nhanh hơn. Nếu chính phủ không phản ứng đúng thì có thể sẽ khiến lạm phát không kiểm soát được, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Những câu hỏi thường gặp về Lạm phát
Câu hỏi 1: Lạm phát là gì?
- Trả lời: Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến giảm giá trị của tiền tệ. Điều này có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Câu hỏi 2: Nguyên nhân gây ra lạm phát?
- Trả lời: Lạm phát có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm: tăng cung tiền trong nền kinh tế, sự gia tăng chi phí sản xuất (như giá dầu hoặc nguyên liệu), nhu cầu tiêu dùng vượt quá cung ứng hàng hóa và dịch vụ, hoặc tác động từ các yếu tố ngoại cảnh như thiên tai.
Câu hỏi 3: Lạm phát có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế?
- Trả lời: Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế khi nó làm giảm sức mua của đồng tiền, gây khó khăn cho người dân trong việc chi tiêu. Ngoài ra, lạm phát cao có thể làm giảm sự ổn định của nền kinh tế, tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Câu hỏi 4: Lạm phát có thể được kiểm soát như thế nào?
- Trả lời: Lạm phát có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp như chính sách tiền tệ thắt chặt (tăng lãi suất, giảm cung tiền), chính sách tài khóa (giảm chi tiêu công, tăng thuế), và các biện pháp kiểm soát giá cả. Ngân hàng trung ương và chính phủ thường là những cơ quan chủ động trong việc kiểm soát lạm phát.
Câu hỏi 5: Lạm phát có sự khác biệt gì giữa các loại?
- Trả lời: Có nhiều loại lạm phát, bao gồm: lạm phát cầu kéo (do nhu cầu tăng quá nhanh), lạm phát chi phí đẩy (do chi phí sản xuất tăng), và lạm phát cốt lõi (lạm phát không bao gồm các yếu tố dễ biến động như giá thực phẩm và năng lượng). Mỗi loại có nguyên nhân và cách thức kiểm soát khác nhau.
Kết luận
Top Đánh Giá đã chia sẻ những thông tin cơ bản về lạm phát do chi phí đẩy là gì cùng các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hy vọng kiến thức chứng khoán, tài chính này hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, cập nhật các thông tin thị trường. Hãy ghé thăm chúng tôi thường xuyên để có được nhiều thông tin hơn!