Site icon Topdanhgia.vn

Những ai nên và không nên uống mật ong

Mật ong là chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Chúng là nguyên liệu phổ biến trong ăn uống và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng mật ong. Hãy cùng tìm hiểu những đối tượng nào nên sử dụng, đối tượng nào không nên sử dụng mật ong thông qua bài viết dưới đây.         

1. Những ai nên uống mật ong

Những đối tượng nên uống mật ong đó là người già, người bị đau dạ dày, người bị cao huyết áp.

1.1. Người già

Với người cao tuổi, mật ong mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:

Mật ong tốt với người cao tuổi tuy nhiên, hàm lượng đường trong mật ong khá cao nên người già chỉ nên dùng lượng vừa phải. Nên dùng 10 – 30g mật ong mỗi ngày. Mật ong có thể được pha với nước ấm, pha với nước cốt chanh hay kết hợp với gừng tùy theo sở thích.

Xem thêm: Người già uống mật ong có tốt không? Cách sử dụng đúng

Mật ong là thực phẩm tốt với người cao tuổi

1.2. Người bị đau dạ dày

Theo nghiên cứu, mật ong là một dược liệu quý giúp điều trị đau dạ dày. Cụ thể như sau:

Liều lượng được khuyến cáo là 10 – 20ml. Có thể kết hợp với tỏi, nghệ, quế, lòng đỏ trứng gà để tăng tác dụng.

1.3. Người bị cao huyết áp

Mật ong cũng là dược liệu tốt cho người bị cao huyết áp nhờ các thành phần như:

Lượng nên dùng là khoảng 20 – 30 ml mỗi ngày. Có thể kết hợp với quế, dầu oliu…

Mật ong có tác dụng hạ áp nên được dùng cho người bị tăng huyết áp

2. Những ai nên hạn chế dùng mật ong

Mật ong dù có nhiều công dụng nhưng vẫn cần cần hạn chế ở những đối tượng sau: người bị tiểu đường, trẻ dưới 1 tuổi, người bị xơ gan, người bị huyết áp thấp.

2.1 Người bị bệnh tiểu đường

Mặc dù người bị tiểu đường vẫn có thể dùng mật ong nhưng nên hạn chế và dùng với lượng phù hợp (chỉ dùng 5ml mỗi ngày). Mật ong là thực phẩm chứa hàm lượng đường cao. Cụ thể trong 100g carbohydrate mật ong có chứa 40g đường fructose, 2g đường sucrose và khoảng 1g dextrin. Trong đó glucose và fructose là loại đường đơn giản, có thể hấp thu trực tiếp vào máu, làm tăng lượng đường trong máu. Nên nếu dùng quá sẽ dẫn đến tăng đường huyết, làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường. Xem phân tích từ chuyên gia dinh dưỡng trong bài “Bệnh tiểu đường uống mật ong được không” để có cách dùng phù hợp

2.2. Trẻ dưới 1 tuổi

Trong mật ong có thể thấy các bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum. Mà trẻ dưới 1 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu. Do đó, nếu chúng sử dụng mật ong, các bào tử này có thể sẽ phát triển và giải phóng độc tố gây ngộ độc. Một số biểu hiện khi trẻ bị ngộ độc như: hôn mê, ăn kém, táo bón, yếu cơ bắp, sau đó có thể tiến triển gây liệt tay, chân, cơ hô hấp và tử vong.

Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc

2.3. Người bị xơ gan

Xơ gan là bệnh gan mãn tính, là hậu quả của các tổn thương không hồi phục tế bào gan dẫn đến sự tạo thành nhiều mô xơ, sẹo, thành lập nốt tân sinh làm chức năng gan bị mất. Dù người bệnh viêm gan B thích hợp dùng mật ong vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan. Nhưng ở bệnh nhân xơ gan, chức năng gan gần như không còn nên nếu sử dụng nó sẽ làm trầm trọng hơn bệnh này.

2.4. Người bị bệnh huyết áp thấp

Một trong các tác dụng của mật ong là giúp hạ huyết áp nhờ acetylcholin – chất dẫn truyền thần kinh nên người bị bệnh huyết áp thấp không nên dùng mật ong vì sẽ làm huyết áp càng hạ thấp, không đủ áp lực để đẩy máu đi nuôi cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trên đây là những đối tượng nên hạn chế và nên sử dụng mật ong. Dù mật ong tốt nhưng cũng không thể dùng bừa bãi, cần sử dụng mật ong phù hợp với từng người, đúng hàm lượng để đạt hiệu quả cao nhất.

Exit mobile version