Cung cầu ảnh hưởng rất nhiều tới các hành vi hàng ngày như sản xuất, lên kế hoạch mua bán hàng hóa. Tuy nhiên không phải người nào cũng hiểu rõ khái niệm cung cầu là gì? Hãy cùng Top Đánh Giá tìm hiểu nhé về khái niệm cung cầu và ví dụ về cung cầu giúp bạn dễ hiểu hơn để áp dụng quy luật này vào trong kinh doanh nhé!
Khái niệm cung cầu có ý nghĩa ra sao?
Khái niệm cung cầu là gì?
Cung – cầu được xem là hai yếu tố chính tạo nên nền thương mại. Bạn hiểu được cung – cầu là cũng như biết được thực tiễn thị trường thì nhà sản xuất của đơn vị mình.
Cung là gì?
Cung trong tiếng Anh có nghĩa là Supply. Một khái niệm biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà bên nhà cung cấp có thể sẵn sàng bán ra ngoài thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Tại một khoảng thời gian xác định. Trường hợp, giá hàng hóa có xu hướng tăng thì nguồn cung cũng tăng lên. Lúc này gọi tắt là giá tăng cung tăng. Và trong nguồn cung sẽ bao gồm ba thành phần như sau:
-
Cung cá nhân: Hay được gọi là lượng cung, biểu thị số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bên phía nhà cung cấp muốn bán ra. Do đó, khái niệm này phải đi kèm với mức giá bán cụ thể.
-
Cung thị trường: Được hiểu là số lượng cung hàng hóa hoặc dịch vụ của toàn bộ thị trường trong một ngành hàng cụ thể nào đó. Nhung xét trong phạm vi quy mô một nền kinh tế đã xác định.
-
Tổng cung: Khái niệm này cũng tương đương với cung thị trường. Tuy nhiên nó không chỉ dừng lại ở một ngành hàng mà xét chung cho tất cả các mặt hàng được gộp lại.
Cầu là gì?
Cầu biểu thị lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng mua
Trong tiếng Anh cầu được gọi là Demand. Một khái niệm biểu thị cho một số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bên phía khách hàng có thể sẵn sàng mua vào. Kèm theo đó là những mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định. Nếu giá hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng thì lượng cầu sẽ giảm. Lúc này người ta gọi tắt là giá tăng cầu tăng. Trong lượng của cầu sẽ bao gồm 3 thành phần:
-
Cầu cá nhân: Hay còn gọi là lượng cầu. Đây là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bên phía người mua sẵn sàng mua vào với mức giá bán cụ thể.
-
Cầu thị trường: Biểu thị số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ của toàn bộ thị trường trong một ngành mà người tiêu dùng muốn mua tương ứng với các mức giá xác định.
-
Tổng cầu: Khái niệm này gần như tương đương với cầu thị trường nhưng không chỉ ở một ngành hàng mà còn xét chung tất cả mặt hàng gộp lại.
Lấy ví dụ về cung cầu trong kinh doanh
Trên thị trường chúng ta có thể thấy người bán và người mua gặp nhau và có mối quan hệ với nhau. Đó chính là mối quan hệ cung – cầu. Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn:
Ví dụ 1: Tại thời điểm A, nông sản cam trên thành phố Hà Nội có giá là 30.000 đồng trên 1 kg. Cô Hoài có nhu cầu và có đủ khả năng để mua cho gia đình mình bổ sung mỗi ngày 2kg. Tuy vậy, thời điểm những mùa nóng này gia tăng nên giá cam tăng khá cao khoảng 60000 đồng/1kg. Vì thế mà nhu cầu của gia đình cô Hoài giảm xuống do cô chỉ đủ khả năng mua mỗi ngày 1 kg.
Cung cầu tăng giảm có mối liên quan đến giá bán
Ví dụ 2: Lúc cam còn ở mức giá cũ là 30.000 đồng 1 ký, mỗi ngày người dân ở thành phố Hà Nội có sức mua và tiêu thụ đến 10 tấn cam một ngày. Tuy nhiên vào các tháng nóng nắng giá cam tăng lên tới 60.000 đồng/1kg. Lúc này thì sức mua và tiêu thụ của cả thành phố Hà Nội về mặt hàng nông sản này giảm xuống mạnh chỉ còn lại 4 tấn một ngày.
Như vậy. chúng ta sẽ thấy khi một mặt hàng cung cấp ra thị trường với những mức giá khác nhau thì sẽ ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng. Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp mọi người biết được cung cầu là gì? Ví dụ về cung cầu trong kinh doanh.