Site icon Topdanhgia.vn

Chiết khấu thương mại là gì? Phương pháp hạch toán chiết khấu thương mại

Trong hoạt động kinh doanh, chiết khấu thương mại là cụm từ không quá xa lạ đặc biệt là với những người làm trong ngành kế toán. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và phân biệt được khi nào thì xác định đó là chiết khấu thương mại. Vậy chiết khấu thương mại là gì? Phương pháp hạch toán ra sao, hãy cùng ketoansongkim tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại được quy định rất rõ trong chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS – 14 Doanh thu và thu nhập khác: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Đây là một trong những chính sách mà nhiều doanh nghiệp bán đã áp dụng để thúc đẩy được số lượng hàng tiêu thụ.

Ví dụ Unilever có chính sách bán hàng như sau: Giá bán đơn vị là 100/đơn vị (chưa bao gồm thuế VAT). Nhưng nếu khách hàng mua với số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu cụ thể:

Số lượng mua Tỷ lệ chiết khấu (%) Giá bán đơn vị sau chiết khấu
50 – 100 5 95
101 – 150 7 93
151 – 200 10 90
Trên 200 1515 85

Như vậy, nếu khách hàng mua 60 đơn vị sản phẩm thì khi đó:

Chiết khấu thương mại được hưởng = 5% x 100 x 60 = 300

– Hàng tồn kho: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được trừ khỏi chi phí mua khi xác định giá gốc của hàng tồn kho, do đó đối với bên mua hàng thì khoản chiết khấu thương mại được hưởng sẽ được ghi nhận giảm giá trị gốc của hàng mua về.

– Doanh thu và thu nhập khác: Đối với bên doanh nghiệp bán thì khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng sẽ làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Các hình thức của chiết khấu thương mại là gì

Các hình thức của chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại có hai hình thức chủ yếu sau:

Bên cạnh đó cũng có thể thực hiện chiết khấu thương mại sau những chương trình khuyến mại. Mỗi hình thức sẽ có hóa đơn và kê khai thuế khác nhau và tất cả phải tuân theo quy định chung của pháp luật.

Phương pháp hạch toán chiết khấu thương mại là gì?

Cách hạch toán chiết khấu thương mại

Các nguyên tắc và phương pháp mà chúng tôi trình bày được vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo TT 200/2014/TT-BTC và trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống hàng tồn kho kê khai thường xuyên.

Trường hợp 1: Khách hàng được chiết khấu thương mại ngay tại lần mua đầu tiên

Ví dụ với doanh nghiệp Unilever, khi bạn mua hàng với số lượng là 80 thì:

→ Tỷ lệ chiết khấu thương mại được hưởng là 5%

→ Giá bán đơn vị trên hóa đơn sẽ là : 95% x 100 = 95

Hóa đơn Unilever xuất ra:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sản phẩm A Chiếc 80 95 7.600
Tổng tiền hàng                                                                          7.600
Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT           760
Tổng cộng tiền thanh toán                                                       8.360
Số tiền viết bằng chữ: ……..
Bên mua Unilever (bán bán)
(Giả sử bên mua tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)

Nợ TK 152/153/156:  7.600

Nợ TK 133:                760

Có TK 111/112/331:   8.360

Đồng thời với bút toán phản ánh giá vốn, doanh thu:

Nợ TK 111/112/132:  8.360

Có TK 511:                7.600

Có TK 3331:              760

Trường hợp 2: Khách hàng mua hàng nhiều lần mới được hưởng chiết khấu thương mại và khoản chiết khấu thương mại nhỏ hơn giá bán trên hóa đơn cuối cùng.

Trường hợp 3: Khách hàng mua hàng nhiều lần mới được hưởng chiết khấu thương mại và khoản chiết khấu thương mại lớn hơn giá bán trên hóa đơn cuối cùng.

Bên bán Bên mua
Nợ TK 521(1) – Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 (nếu có – doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ)

Có TK 111/112/131

Nợ TK 111/112/331

Có TK 152/153/156 (nếu hàng còn tồn kho)

Có TK 621/623/627/641/642 (nếu hàng đã xuất ra sử dụng)

Có TK 241 (nếu hàng đã xuất kho cho hoạt động xây dựng cơ bản)

Có TK 632 (nếu hàng hóa, sản phẩm đã được tiêu thu)

Có TK 133 (nếu có – doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ)

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng theo TT133/2016/TT – BTC không có TK 521 các khoản giảm trừ doanh thu. Do vậy khi bên bán phản ánh khoản CKTM cho khách hàng ở trường hợp 3 sẽ phản ánh bên nợ TK 511.

Kết luận

Trên đây là những nội dung chính về chiết khấu thương mại là gì, cách hạch toán đối với từng trường hợp của bên mua và bên bán khi thực hiện chiết khấu thương mại. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.

Nguồn: https://ketoansongkim.vn/

Exit mobile version