Site icon Topdanhgia.vn

6 lợi ích hàng đầu khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Trong các hình thức đầu tư, gửi tiết kiệm có kỳ hạn được người dân Việt Nam khá ưa chuộng bởi tính an toàn cao và mức lãi suất hàng năm tương đối tốt. Sáu lợi ích sau đây bạn có thể tham khảo nếu đang cân nhắc đến hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

1. An toàn và hạn chế rủi ro 

Tránh rủi ro bị mất cắp khi để tiền mặt ở nhà, được pháp luật bảo vệ

Bạn đang có một khoản tiền mặt và được cất giữ trong chính ngôi nhà của mình, điều này tương đối nguy hiểm. Bạn và gia đình bạn rất có thể trở thành mục tiêu cho kẻ gian nhắm tới gây nguy hiểm đến sự an toàn và có nguy cơ cao mất trắng khoản tiền đó do bị đánh cắp.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng được người Việt Nam khá ưa chuộng do ít rủi ro độ an toàn cao.

Giải pháp với trường hợp trên chính là gửi tiết kiệm các tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, nơi sẽ thay bạn giữ số tiền mà bạn gửi và chi trả cho bạn một khoản lãi suất nhất định. Đồng thời, khi ký kết hợp đồng gửi tiết kiệm, đồng nghĩa bạn được bảo vệ bởi pháp luật trong trường hợp đơn vị cho vay không thực hiện các cam kết như trong hợp đồng.

Hạn chế tối đa rủi ro nhờ các chính sách của ngân hàng

Thông thường, các khoản tiền gửi có kỳ hạn sẽ được ấn định một mức lãi suất cố định tùy thuộc vào kỳ hạn mà bạn chọn. Số tiền lãi và gốc bạn sẽ nhận vào cuối kỳ. Hình thức này ít rủi ro nhất so với các hình thức đầu tư khác như chứng khoán, chứng chỉ quỹ,…. Bởi các hình thức trên phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Bạn có thể mất trắng khoản tiền bạn có trong thời gian ngắn khi thị trường có xu hướng xấu và bạn chưa có đủ kiến thức để đầu tư.

2. Khả năng sinh lời ổn định

Hiện nay, mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng trung bình từ 5-7%/năm. Lãi suất càng cao khi thời gian bạn gửi càng lâu. Mức lãi suất này được cố định và không thay đổi đến cuối kỳ. Khi đó khoản tiền gửi của bạn sẽ sinh lời một cách ổn định hàng tháng trong suốt thời gian bạn gửi tại ngân hàng.

3. Lãi suất cao, cố định trong suốt thời gian gửi

Dựa vào thời gian gửi tiền tại ngân hàng, người ta thường chia ra ba loại chính là ngắn hạn và dài hạn. Thời gian gửi càng lâu, mức lãi suất bạn nhận được sẽ càng cao.

Kỳ hạn bạn gửi càng lâu, lãi suất sẽ càng lớn. Hiện nay, lãi suất tiền gửi đang dao động từ 2-8%/năm.

Ngắn hạn: 1 tuần – 3 tháng.

Gửi tiết kiệm ngắn hạn phù hợp với những khách hàng có khoản thu nhập đều đặn hàng tháng và muốn dành ra một phần để gửi tiết kiệm. Thời hạn gửi cũng tương đối linh hoạt từ 1 tuần, 2 tuần đến 3 tháng. Mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn dao động từ 2-3%/năm, mức lãi suất này cao hơn hẳn mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn chỉ 1%/năm.

Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

Dài hạn: từ 3 tháng trở lên (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng,…).

Mức lãi suất tiền tiết kiệm dài hạn sẽ cao hơn hẳn so với mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn. Chính vì thế, gửi tiết kiệm dài hạn phù hợp hơn với những khách hàng có khoản tiền nhàn rỗi không sử dụng đến và kỳ vọng mức lãi suất nhận được cao hơn. Lãi suất tiền gửi thông thường dao động từ 5-8%/năm.

Nên gửi ngân hàng kỳ hạn bao lâu là hợp lý?

Để trả lời cho câu hỏi trên bạn cần xác định được rõ nhu cầu sử dụng tiền của mình trong tương lai.

Nếu bạn thường xuyên có nhu cầu sử dụng đến khoản tiết kiệm để thanh toán các khoản chi cố định như: đóng tiền học phí, trả góp mua nhà,… thì kỳ hạn 1-3 tháng là hợp lý nhất. Khách hàng sẽ nhận được cả tiền gốc là vãi vào cuối kỳ, khi đó bạn có thể tiếp tục gửi số tiền gốc và lấy lãi để chi trả các khoản chi cố định một cách sáng suốt.

Nếu bạn có các khoản tiền nhàn rỗi trong thời gian từ 6 – 12 tháng như: tiền bán đất, tiền tiết kiệm,… Những khoản tiền này khi gửi dài hạn sẽ cho lãi suất cao hơn, đảm bảo khoản tiền của bạn không phải tiền “chết”.

Kỳ hạn gửi hàng trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng tiền của bạn trong tương lai

Để quyết định kỳ hạn gửi hợp lý, bạn nên tham khảo trực tiếp tư vấn từ nhân viên của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng uy tín. Để biết thêm thông tin về các gói tiền gửi có kỳ hạn bạn có thể tham khảo tại đây.

4. Có phương thức và thời gian trả lãi linh hoạt

Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn, bạn hoàn toàn lựa chọn được thời gian nhận lãi suất linh hoạt theo nhu cầu cá nhân. Có 3 hình thức nhận lãi phổ biến hiện nay là trả trước, trả sau và trả định kỳ:

Có 3 cách thức để nhận lãi tiền gửi ngân hàng là trả trước, trả sau và trả định kỳ.

Đối với trả trước, bạn sẽ nhận được tiền lãi trước khi kết thúc kỳ hạn của khoản vay. Đến khi hết hạn và tất toán khoản tiền gửi, bạn sẽ chỉ nhận được khoản tiền gốc đã gửi ngân hàng trước đó.

Đối với trả sau, tiền gốc và tiền lãi sẽ được trả cùng lúc khi khoản tiền gửi của bạn đến hạn tất toán. Khi này bạn cần đến văn phòng giao dịch của ngân hàng để tất toán khoản tiền gửi. Trong trường hợp đến ngày tất toán bạn không thể đến đúng ngày tất toán, tiền gửi và tiền lãi sẽ tự động được tiếp tục gửi tiết kiệm với kỳ hạn mà bạn đã chọn từ trước.

Đối với trả định kỳ, tiền lãi sẽ được trả định kỳ hàng tháng và tiền gốc bạn sẽ nhận được ở cuối kỳ.

5. Có thể rút tiền trước hạn

Khoản tiền gửi có kỳ hạn bạn đã ký với ngân hàng hoàn toàn có thể tất toán trong thời gian gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu bạn tất toán trước hạn, bạn sẽ chỉ nhận được mức lãi suất bằng với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc không nhận được lãi suất. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tất toán trước hạn để tránh mất khoảng lãi suất đã có.

6. Có thể dùng làm tài sản thế chấp hoặc trả nợ khoản vay

Khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của bạn có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp hoặc trả nợ các khoản vay tại ngân hàng.

Ví dụ: Bạn đang có khoản tiền gửi tiết kiệm chưa đến hạn tất toán. Tại thời điểm đó, bạn lại cần khoản tiền để phục vụ cho nhu cầu cá nhân nhưng chưa thể tất toán khoản tiền gửi có kỳ hạn. Khi này bạn hoàn toàn có thể lựa chọn vay thế chấp tại ngân hàng với tài sản thế chấp là khoản tiền gửi có kỳ hạn đang có.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức đầu tư được các chuyên giá tài chính đánh giá cao bởi những lợi ích mà hình thức này đem lại. Hình thức này được đánh giá ít rủi ro, độ an toàn cao và mức lãi suất ổn định.

Exit mobile version